QUAN TRĂC CÔNG TRÌNH - QUAN TRẮC LÚN, NGHIÊNG CÔNG TRÌNH

Quan trắc công trình hay quan trắc lún, nghiêng là hoạt động đo đạc để độ nghiêng và độ lún công trình xây dựng theo thời gian phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo hành, bảo trì, vận hành, khai thác và giải quyết sự cố công trình xây dựng.

Sự cần thiết của việc quan trắc công trình/ quan trắc lún, nghiêng:

Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng:

- Tải trọng bản thân công trình tăng dần theo thời gian trong quá trình thi công xây dựng dẫn đến sự biến dạng theo phương thẳng đứng (độ trồi, lún). Chính vì vậy phải tiến hành công tác quan trắc lún, nghiêng công trình và phải thực hiện lặp đi lặp lại theo các chu kỳ để theo dõi, đánh giá sự phát triển của nó theo thời gian.

- Về pháp lý: Theo quy định tại Điều 3 thông tư 10/2021 thì việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng cần được thực hiện trong các trường hợp sau:

 + Theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công đã được chấp thuận;

 + Khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.

Quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng:

- Theo quy định tại Điều 4 thông tư 10/2021 thì việc quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng cần được thực hiện đối với các loại hình công trình sau:

 + Nhà, kết cấu dạng nhà; công trình nhiều tầng có sàn; công trình có kết cấu nhịp lớn dạng khung: Công trình cấp đặc biệt.

 + Công trình có kết cấu dạng cột, trụ, tháp: Công trình cấp I trở lên

 + Sân vận động, sân thi đấu các môn thể thao có khán đài; nhà thi đấu (các môn thể thao): : Công trình cấp I trở lên

Tiêu chuẩn áp dụng trong công tác quan trắc công trình:

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Luật số 62/2020/QH14 Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xây dựng.

- TCVN 9360:2012 Qui trình xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học;

- TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – yêu cầu chung;

- TCVN 9399:2012 Nhà và công trình xây dựng – Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp Trắc địa;

- TCVN 9400:2012 Nhà và công trình dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa

Phương pháp quan trắc công trình thường áp dụng:

Phương án quan trắc lún công trình:

- Hiện nay, có rất nhiều phương án quan trắc lún công trình khác nhau như:

 + Phương pháp đo cao hình học;

 + Phương pháp đo cao lượng giác;

  + Phương pháp đo cao thủy tĩnh;

  + Phương pháp chụp ảnh;

Bài viết này sẽ đi sâu phân tích về phương pháp quán trắc lún được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Phương pháp đo cao hình học.

- Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 9360:2012.

- Thiết bị sử dụng: Sử dụng máy đo cao chính xác Leica DNA03, mia invar của thụy sỹ đã được kiểm nghiệm để đo.

Hình 1- Máy thủy chuẩn điện tử

- Trình tự thực hiện:

 + Đo lưới chuẩn với mục đích kiểm tra độ ổn định của mốc chuẩn.

 + Dẫn độ cao mốc chuẩn vào mốc quan trắc lún để xác định độ cao các mốc ở các chu kì đo.

Lưu ý:

- Để tránh sai số khắc vạch không của mia và loại trừ được loại sai số này nên dùng một mia.

- Để hạn chế sai số trong các chu kỳ nên sơ đồ mạng lưới các tuyến đo các chu kỳ nên giống nhau .

Phương án quan trắc nghiêng:

- Cũng giống như quan trắc lún, quan trắc nghiêng công trình cũng có rất nhiều phương án để thực hiện, điển hình như:

 + Quan trắc nghiêng công trình bằng phương pháp cơ học

 + Quan trắc nghiêng công trình bằng phương pháp chiếu chỉ đứng sử dụng máy kinh vĩ

 + Quan trắc nghiêng công trình bằng phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử

 + Quan trắc nghiêng công trình bằng phương pháp đo hướng

 + Quan trắc nghiêng công trình bằng phương pháp đo tọa độ bên ngoài công trình..

Bài viết này sẽ đi sâu phân tích về phương pháp quán trắc nghiêng công trình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử:

 

Hình 2 : Mô hình đo nghiêng công trình

- Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 9400:2012

- Thiết bị sử dụng: Sử dụng máy toàn đạc điện tử TCR 802 ulltra hoặc các máy có độ chính xác tương đương. Đây là các loại máy toàn đạc điện tử có tích hợp chế độ đo trực tiếp bằng LASER cho phép đo khoảng cách trực tiếp tới các điểm mà không cần gương.

 

Hình 3: Máy toàn đạc điệc tử TCR 802 ultra

- Trình tự thực hiện:

 + Đo và ghi nhận độ nghiêng của công trình tại thời điểm bắt đầu – chu kỳ 1 (tiến hành lần lượt tại các tầng cần quan trắc và các điểm đánh dấu tại tầng 1(hoặc tại tầng nằm trên cùng một mặt phẳng so với tầng mái công trình).

 + Đánh giá độ nghiêng công trình hiện hữu theo các tiêu chuẩn hiện hành.

 + Thực hiện đo và xác định độ nghiêng cho các chu kỳ tiếp theo.

 + So sánh độ nghiêng giữa chu kỳ 2 và chu kỳ 1 để đánh giá sự phát triển của độ nghiêng theo thời gian. Từ đó đưa ra các đánh giá, kiến nghị đối với công trình.

 + Thực hiện đo cho các chu kỳ tiếp theo nếu cần thiết

Nội dung báo cáo kết quả quan trắc:

Nội dung của báo cáo quan trắc công trình bao gồm các nội dung chính sau:

- Kết quả đo và tính toán số liệu độ lún, độ nghiêng công trình..

- Bảng tổng hợp độ lún, độ nghiêng công trình.

- Đồ thị biểu diễn sự phát triển của độ lún, độ nghiêng giữa các chu kỳ đo.

- Kết quả đánh giá

- Kết luận và kiến nghị.

- Các phụ lục hình ảnh và tính toán kèm theo.

Nếu Quý khách hàng đang có nhu cầu tìm một đơn vị để quan trắc công trình uy tín, hãy liên hệ với Chúng tôi qua Hotline: 0909.843.077 (Mr. Tân) để được tư vấn chi tiết hơn.

Á Châu mong muốn được đồng hành cùng công trình của Bạn

0