Công trình hư hỏng, xuống cấp hay sụp đổ là do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do sai lầm trong quá trình thi công, hoặc do sử dụng công trình không tốt (sử dụng quá tải), hoặc do giải pháp thiết kế chưa đạt. Việc điều tra nguyên nhân hư hỏng và sự cố công trình đòi hỏi phải có kiến thức nhất định, phải tập hợp được đầy đủ những bằng chứng và số liệu cụ thể.
Nguyên nhân hư hỏng và biện pháp sửa chữa liên quan mật thiết với nhau. Tìm được nguyên nhân đúng mới đề ra được phương án gia cố kết cấu hiệu quả.
Bài viết này sẽ trình bày một số phương án thường được áp dụng để gia cố kết cấu công trình.
1. Một số trường hợp cần gia cố kết cấu:
- Công trình có các dấu hiệu xuống cấp cần được gia cố để đáp ứng nhu cầu sử dụng bình thường
- Công trình cần gia cố để tăng khả năng chịu lực trên sàn, lắp thêm thiết bị trên sàn.
- Trong trường hợp gia cố để đảm bảo khả năng chịu lực khi lắp thêm tấm pin năng lượng mặt trời trên mái
- Đảm bảo khả năng sử dụng khi công trình hết tuổi thọ sử dụng hoặc sau các sự cố thiên tai, hỏa hoạn.
2. Một số phương án thường được áp dụng để gia cố kết cấu công trình:
2.1. Phương pháp mở rộng tiết diện dầm, cột, sàn:
Ưu điểm:
- Thi công đơn giản.
- Độ cứng tăng, hiệu quả trong tăng khả năng chịu lực.
- Độ tin cậy cao
Nhược điểm:
- Tăng tiết diện, ảnh hưởng đến kiến trúc.
- Tăng tiết diện làm tăng trong lượng kết cấu.
- Cần giám sát và kiểm tra kỹ để đảm bảo chất lượng khoan cấy thép, độ bám dính bê tông mới và bê tông cũ
2.2. Phương pháp gia cường bằng thép hình:
Ưu điểm:
- Khả năng chịu lực tăng cao.
- Chi phí thi công thấp
Nhược điểm:
- Thi công phức tạp, cần ứng suất trước trong kết cấu thép để đảm bảo làm việc đồng nhất giữa bê tông và kết cấu thép.
- Công tác tô trát, hoàn thiện khó khăn.
- Khả năng chống cháy kém
2.3. Phương pháp sử dụng sợi carbon composite:
(Xem chi tiết phương pháp này tại đây)
Ưu điểm:
- Không tăng kích thước cấu kiện nên không ảnh hưởng đến kiến trúc công trình và không tăng khối lượng kết cấu.
- Hiệu quả trong việc tăng cường khả năng chịu lực, đặc biệt là kết cấu dầm, sàn.
- Thi công đơn giản
Nhược điểm:
- Giá thành thường cao hơn các phương pháp khác.
- Khả năng chống cháy kém.
2.4. Phương pháp dự ứng lực ngoài:
Ưu điểm:
- Tăng khả năng chịu lực nhiều.
- Độ tin cậy lớn
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- Thi công phức tạp
- Ảnh hưởng đến kiến trúc công trình. Thường áp dụng cho các nhà cao tầng, có đóng trần hoàn thiện.
Tùy vào đặc trưng kết cấu, điều kiện thi công, điều kiện kiến trúc và chi phí đầu tư mà đơn vị tư vấn sẽ lựa chọn phương án phù hợp.
Hãy liên hệ với Chúng tôi qua Hotline: 0909.843.077 (Mr. Tân) để được tư vấn chi tiết hơn.
Á Châu mong muốn được đồng hành cùng công trình của Bạn!
Xem thêm các dịch vụ liên quan khác của chúng tôi: