Đo rung công trình – quan trắc rung công trình

Rung động là hiện tượng chúng ta thường xuyên tiếp xúc hằng ngày. Nó được hình thành từ các phương tiện giao thông, các máy móc hoạt động, do các hoạt động của con người… Rung động có thể có lợi (như đầm rung bê tông, máy rung xoa bóp…) và có thể có hại (rung động do động đất, do máy móc hoạt động trên sàn gây ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ công trình…)

Bài viết này, Á Châu sẽ trình bày kỹ thuật đo rung và cơ sở đánh giá an toàn rung trong các công trình xây dựng.

1. Sự cần thiết của việc đo rung công trình:

Ảnh hưởng rung từ nhiều nguồn rung khác nhau (do phương tiện giao thông, do thiết bị máy móc hoạt động bên trong công trình…) tác động và làm rung lắc các bộ phận, cấu kiện trong công trình xây dựng. Mỗi vật liệu sử dụng đều có các giới hạn mỏi khác nhau và sự rung lắc này theo thời gian làm cho cấu kiện đạt đến giới hạn mỏi, gây ra hiện tượng hư hỏng và sụp đổ.

Vì vậy, trong các công trình xây dựng chúng ta cần kiểm soát độ rung của công trình trong giới hạn an toàn để đảm bảo khả năng chịu lực và tuổi thọ của công trình.

2. Tiêu chuẩn áp dụng trong công tác đo rung công trình:

  • Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Luật số 62/2020/QH14 Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xây dựng
  • Căn cứ TCVN 7378: 2004 Rung động và chấn động - Rung động đối với công trình - Mức rung giới hạn và phương pháp đánh giá.

3. Phương pháp đo rung công trình:

Thiết bị đo rung công trình:

Máy đo rung chuyên dụng Vibration Meter (3 Axis Vibration Meter Measure Periodic Motion 3-Axis Piezoelectric Accelerometer Sensor Displacement Velocity Acceleration Digital Vibration Meter Vm-6380).

 

Phương pháp đo rung công trình:

Lựa chọn điểm đo: Tùy thuộc vào kích th­ước và độ phức tạp của kết cấu công trình, cũng nh­ư đặc tính của nguồn rung động (gián đoạn hay liên tục), các điểm đo sẽ được chọn phù hợp để đánh giá được mức độ rung động cấu kiện công trình.

Gắn đầu dò lên kết cấu: Khi gắn đầu đo lên đối tượng đo phải đảm bảo tiếp xúc tốt với đối tượng đo để đảm bảo thu được các tín hiệu rung xác thực. Đầu đo phải được gắn cố định và chắc chắn với đối tượng đo bằng vít cấy hay keo dán. Cũng có thể sử dụng nam châm hay cần đo gắn vào đầu đo.

Đọc và ghi các giá trị đo vận tốc rung: Giá trị đo được lấy khi quan sát thấy các giá trị đó đã ổn định.

4. Nội dung báo cáo đo rung công trình:

Nội dung của báo cáo đo rung công trình bao gồm các nội dung chính sau:

 - Vị trí đo rung và số liệu ghi nhận được.

 - Kết quả đánh giá:

 + Nguyên tắc đánh giá: Trong khi đánh giá ảnh hưởng của rung đối với kết cấu công trình thì không xét đến nguyên nhân gây rung của các ph­ương tiện mà chỉ xét đến đặc tính thời gian tác động của nguồn rung. Có hai loại đánh giá:

  • Đánh giá ảnh hưởng rung động gián đoạn;
  • Đánh giá ảnh hưởng rung động liên tục.

 + Đánh giá tác động của rung lên công trình được dựa trên cơ sở các giá trị vận tốc rung giới hạn theo TCVN 7378:2004, t­ương ứng với đặc tính của nguồn rung. 

 - Kết luận và kiến nghị.

 - Các phụ lục hình ảnh kèm theo.

0